Thứ Hai, 13 tháng 11, 2017

Bách Quá Cách


TỊNH TÔNG ĐỒNG HỌC TU HÀNH THỦ TẮC
(Quy tắc tu hành của đồng học Tịnh Tông)
Phần 6

BÁCH QUÁ CÁCH
(Bảng ghi 100 điều lỗi, dùng để tự xét lỗi hàng ngày)

1. Sinh hoạt hàng ngày không bình thường.
2. Trang phục, nghi dung không chỉnh tề, sạch sẽ.
3. Tùy tiện khạc nhổ, vứt rác bừa bãi, vừa đi vừa ăn.
4. Thấy rác vứt bừa trên đất mà chưa thể tiện tay nhặt lên.
5. Bản thân hoặc nhà ở bẩn thỉu, lộn xộn, chưa thay đổi thói quen không sạch sẽ.
6. Còn có thói quen xấu như hút thuốc, uống rượu, nhai trầu ...
7. Không tuân thủ trật tự công cộng, lái xe không tuân thủ luật giao thông.
8. Ra vào những nơi không đứng đắn.
9. Công tác không tận hết bổn phận, không có lòng kính trọng nghề nghiệp.
10. Sinh hoạt không có tinh thần phấn chấn, công việc hoặc tu học hiệu suất kém.
11. Không hòa thuận với người, không có tinh thần đoàn đội.
12. Khi gặp mặt hàng xóm, đồng nghiệp hoặc người quen biết chưa thể mỉm cười chào hỏi.
13. Chưa thể thuận hảo với người thân, hoà hợp với láng giềng, trông coi giúp đỡ lẫn nhau.
14. Gặp người tàn tật, người già, trẻ em chưa thể giúp đỡ.
15. Bình thường thích xem TV, báo chí, tạp chí ...
16. Xem phim, ảnh, sách báo... có nội dung sắc tình, thân tâm phạm tà dâm.
17. Nam nữ qua lại không bình thường.
18. Ngày hôm qua mắc lỗi mà hôm nay chưa sửa, tái phạm tập khí xấu.
19. Giết hại hoặc tổn thương chúng sinh hữu tình.
20. Tham cầu hưởng thụ ăn, mặc, ở, đi lại.
21. Trộm cắp hoặc lấy đi bất kỳ vật gì của người khác mà chưa được đồng ý.
22. Lục trai, thập trai, ngày đản sinh của Phật, Bồ Tát mà chưa thể ăn chay, đoạn dâm.
23. Bữa sáng bình thường chưa thể ăn chay.
24. Lãng phí ngũ cốc hoặc đồ ăn.
25. Không tiếc phước, sinh hoạt xa xỉ, lãng phí.
26. Gặp hình tượng Phật, Bồ Tát hoặc tăng chúng mà chưa khởi tâm thành kính hỏi thăm hoặc đảnh lễ.
27. Đối với cha mẹ không hiếu thuận (để cha mẹ lo lắng hoặc nổi giận)
28. Đối với sư trưởng không cung kính, đối với anh em, bạn bè không trung tín.
29. Đối với người nhà hoặc giữa vợ chồng với nhau còn có chỗ chưa hòa mục.
30. Đối với người không chân thành, thái độ cống cao ngã mạn.
31. Đối nhân xử thế không thành tín hoặc không giữ lới hứa với người.
32. Đối nhân xử thế còn thích chiếm lợi của người khác.
33. Đối nhân xử thế còn sợ người khác chiếm lợi của mình hoặc còn so đo tính toán thiệt hơn.
34. Đối nhân xử thế, học Phật tu hành còn có tâm hạnh phan duyên.
35. Đối nhân xử thế còn có tâm nghi kỵ, hoài nghi, tật đố.
36. Công khóa sáng tối chưa thể đúng thời hoàn thành viên mãn.
37. Niệm Phật chín lần trong ngày (Thập Niệm Pháp) chưa thực hiện được.
38. Bình thời chưa thể nắm lấy thời gian tu học, để thời giờ luống qua vô ích.
39. Tu học Phật pháp tâm bất chuyên, niệm bất nhất.
40. Học Phật tu hành giải đãi không bền chí, hoặc khởi tâm thoái lui, e sợ.
41. Gặp duyên đáng nên làm mà chưa làm, đáng nên xả mà chưa xả.
42. Giúp đỡ người khác không có tinh thần dũng cảm tiến tới.
43. Giúp người làm chuyện sai trái; thấy người lo lắng kinh sợ mà không an ủi.
44. Chúng sinh cùng chánh pháp hữu duyên mà chưa tích cực dẫn đạo.
45. Làm kinh doanh dùng thủ đoạn, phương pháp không chính đáng để mưu cầu lợi ích.
46. Có hành vi cùng tâm thái không làm mà hưởng như đầu cơ, đánh bạc, làm việc phi pháp, không làm ăn chân chính ...
47. Ngôn ngữ, động tác không đoan chính, thô tục bất nhã.
48. Miệng nói lời thô bạo, xấu xa, ô uế.
49. Miệng nói lời lỗ mãng, thái độ nói chuyện không ổn trọng.
50. Dùng lời hư giả không thật lừa gạt người khác.
51. Nói chuyện phiếm vô nghĩa hoặc xen vào những việc vô ích.
52. Không thận trọng lời nói, nói nhiều lời mà không có lời nào hữu ích.
53. Nói chuyện thích huênh hoang hoặc thích nổi trội hơn người.
54. Lời nói và hành vi không trung thực, hoặc gây thương tổn cho người khác, không sinh tâm hối lỗi.
55. Nói chuyện với tốc độ và âm lượng không thích đáng.
56. Nói chuyện chưa thể đúng lúc đúng chỗ, hoặc có thói quen ngắt lời một cách vô lễ.
57. Nói lưỡng thiệt châm ngòi ly gián, bàn lộng thị phi.
58. Bàn luận chuyện phải trái của người, tùy ý phê bình người khác.
59. Làm người khẩu thị tâm phi, trong ngoài bất nhất.
60. Hủy báng Tam Bảo, phá hoại giáo dục chánh pháp.
61. Nói lời tốt đẹp để lừa gạt người khác, dùng hoa ngôn xảo ngữ để dụ dỗ người khác.
62. Thích nghe lời tán thán, nghe rồi sinh tâm vui thích, ghét nghe lời trái tai, nghe xong buồn phiền, bực tức, chưa thể phản tỉnh.
63. Tính tình vội vàng xao động, không thể nhẫn nhịn cơn giận nhất thời.
64. Tâm lượng nhỏ hẹp, không thể bao dung, khoan thứ người khác.
65. Phóng túng, tùy hứng, làm theo ý muốn của riêng mình.
66. Khởi tâm động niệm tự tư tự lợi.
67. Trong lòng ngầm có ác ý hại người.
68. Ác duyên hiện tiền, tâm sinh phiền não, ôm hận hoặc khởi tâm báo thù.
69. Mắt thấy tai nghe, có điều gì hơi không thuận ý, lập tức sinh tâm không vui.
70. Nhìn thấy người, vật, việc, vẫn còn có tâm cảm thấy không thuận mắt.
71. Tham tiếc keo kiệt, không chịu bố thí hoặc bố thí rồi sinh tâm hối hận.
72. Không biết mệnh, không nhận mệnh, khởi tâm mong cầu ngoài phận của mình.
73. Khi thuận cảnh hiện tiền hoặc siêu việt người khác, tâm sinh kiêu ngạo hoặc thái độ cống cao ngã mạn.
74. Khi nghịch cảnh hiện tiền hoặc thất ý thì oán trời trách người hoặc khinh thị chính mình.
75. Hơi không vừa ý liền thở dài, than vãn, hoặc lập tức nổi giận.
76. Thấy người thành tựu thì sinh tâm tật đố, thấy người gặp khó khăn lại lấy làm vui thích.
77. Thấy người tốt, việc tốt mà chưa thể tâm sinh hoan hỷ.
78. Đối với thân tình, danh lợi còn chấp trước, còn có cảm giác lo được lo mất.
79. Dục niệm đối với ngũ dục lục trần còn nặng, sinh hoạt trôi qua không có cảm giác vững chãi.
80. Thị phi tiến đến không cách nào kịp thời quán chiếu dùng tâm bình thường đối mặt.
81. Phạm vào lỗi thấy việc thiện nhỏ mà không làm, thấy việc ác nhỏ mà làm.
82. Chưa thể thường nghĩ đến lỗi của mình, ngược lại thường thấy lỗi của người khác.
83. Vọng tưởng, phiền não sinh khởi mà không cách nào kịp thời quán chiếu lấy Phật hiệu để thay thế.
84. Bình thời tâm không có chánh niệm, vọng tưởng, tạp niệm tơi bời.
85. Ngày hôm nay tâm xa cách đạo, sinh hoạt trải qua rối ren hoặc phiền muộn không yên.
86. Đối với phụ mẫu, sư trưởng, hữu duyên thiện tri thức không mang tâm cảm ân.
87. Chưa thực hiện được nhìn thấy ưu điểm của người khác tự mình học tập, nhìn thấy khuyết điểm của người khác tự mình phản tỉnh.
88. Chưa thể thời thời sinh hổ thẹn, ngày ngày khởi sám hối.
89. Trong sinh hoạt chưa thể lấy tâm bình thường, tâm bình đẳng đối mặt.
90. Chưa thực hiện được sáng sớm niệm Phật sinh tâm hoan hỷ, trong ngày niệm Phật giữ tâm thanh tịnh.
91. Khi nói chuyện với người khác chưa thể dùng vẻ mặt nhu hòa, lời nói dịu dàng, thái độ khiêm tốn, chân thành.
92. Chưa thể dùng tâm chí thành, cung kính đối đãi tất cả mọi người.
93. Chưa thể giữ tâm ôn hòa, thiện lương, từ bi.
94. Chưa thực hiện được mỹ đức: tạo phước, tiếc phước, tiết kiệm.
95. Chưa thực hiện được mỹ đức: bên trong tự khiêm tốn, bên ngoài lễ phép, nhường nhịn.
96. Chưa thực hiện được: điều mình không muốn đừng đem cho người khác.
97. Chưa thực hiện được: đối với mình phải nghiêm khắc, đối với người khác phải khoan dung.
98. Chưa thực hiện được: nghịch cảnh đến vẫn thuận chịu, thuận cảnh đến không khởi tham trước.
99. Chưa thực hiện được tinh thần từ bi của Bồ Tát, không đành lòng ăn thịt chúng sinh.
100. Chưa thực hiện được không tranh với người, không cầu ở đời.

>> Xem tiếp phần 7: Thường Lễ Cử Yếu
<< Xem phần trước: Luật Yếu Tiết Lục - Quyển Hạ

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét