Thứ Bảy, 11 tháng 11, 2017

Tinh Yếu Thập Niệm Pháp

(Nguồn: www.amtb.tw)

Xin kính cẩn đề nghị lấy "Giản Yếu Tất Sinh Thập Niệm Pháp" mà Tịnh Không Pháp Sư tuyên thuyết làm một loại thường quy để tự tu và cộng tu đối với Tịnh Tông học nhân. Nay xin thuyết minh như sau:

Đối với người tự tu, chính là phương pháp niệm mười tiếng Phật hiệu chín lần trong ngày:

1. Sáng sớm thức dậy
2. Trước khi ăn sáng
3. Trước khi bắt đầu công việc buổi sáng
4. Sau khi xong việc buổi sáng
5. Trước khi ăn trưa
6. Trước khi làm việc buổi chiều
7. Sau khi kết thúc công việc buổi chiều
8. Trước khi ăn tối
9. Trước khi đi ngủ

Mỗi lần xưng niệm mười tiếng bốn chữ hoặc sáu chữ danh hiệu Di Đà, thường ngày nếu có định khóa vẫn như thường lệ tiến hành.

Nếu là cộng tu, phàm giảng kinh, khai hội, liên hoan v.v... (không phải là những nghi thức đặc biệt), tại trước khi bắt đầu cộng đồng hành sự, liền thực hành pháp thập niệm này. Tức là mời đại chúng cùng chắp tay đồng thanh xưng niệm mười tiếng "Nam mô A Di Đà Phật", rồi sau đó bắt đầu tiến hành hoạt động giảng kinh, khai hội, dùng cơm v.v...

Dựa theo thập niệm pháp này để tự tu và cộng tu, có những lợi ích đặc thù như sau:

1. Phương pháp này đơn giản dễ hành, thời gian ngắn mà hiệu quả cao, xác thực thiết yếu, có thể áp dụng lâu dài và rộng rãi.

2. Là phương pháp cụ thể hữu hiệu để "Phật hóa gia đình". Ví dụ như thực hành với ba bữa cơm trong gia đình, thành viên toàn gia hoặc tin hoặc không tin đều được nhiếp trọn không sót. Còn có lợi ích lớn là có thể Phật hóa người thân, bạn bè, hàng xóm, cho đến phổ cập toàn xã hội.

3. Do đơn giản dễ hành, một ngày chín lần, từ sáng đến tối, Phật hiệu không gián đoạn, trong sinh hoạt một ngày, Phật niệm tương kế, ngày này qua ngày khác. Có thể duy trì như vậy, thì hành nhân khí chất tâm tính sẽ trở nên dần dần thanh tịnh, tín tâm cùng pháp lạc sẽ nảy sinh, phước lớn không cùng tận.

4. Nếu như có thể tùy thuận thân hòa, xưng niệm mười tiếng Phật hiệu, liền có thể khư trừ tạp nhiễm, trừng tịnh tâm niệm, ngưng tụ tâm thần, chuyên tâm vụ đạo, mọi việc dễ thành, thường gặp may mắn, được Phật gia hộ, công đức không thể nghĩ bàn.

5. Tự tu cùng cộng tu dung thông lẫn nhau, tích tụ tư lương, nắm chắc vãng sinh, mà cộng đồng bồ đề đại nghiệp cũng nhờ đó mà thành tựu.

6. Phương pháp này có hai tên gọi:

Một là "Tịnh Nghiệp Gia Hạnh Thập Niệm Pháp", là đối với người đã có định khóa, bởi vì pháp này là từ định khóa vốn có mà gia tăng thêm.

Hai là "Giản Yếu Tất Sinh Thập Niệm Pháp", là đối với phần lớn những người tu Tịnh nghiệp không có định khóa trong hiện tại và tương lai. Bởi vì hiện nay xã hội biến hóa, vội vã không ngừng, tình thế trở ngại, gặp nhiều khó khăn, mà phương pháp này dễ tụ tập đầy đủ tư lương Tín Nguyện Hạnh. Lại đối với tiêu chuẩn "nhiếp trọn sáu căn, tịnh niệm tiếp nối" cũng rất phù hợp không thiếu sót.

Bởi vì mỗi lần niệm Phật thời gian ngắn, dễ nhiếp tâm và không giải đãi, lại lấy công hạnh chín lần niệm Phật phân bố cân đối xuyên suốt cả ngày, thân tâm trong cả một ngày không thể không chuyển hóa thành tâm Phật. Đó là cả ngày sinh hoạt đã được niệm Phật hóa, niệm Phật đã được sinh hoạt hóa.

Nói tóm lại, pháp này giản yếu mà thoải mái, không một chút khổ vì khó khăn cứng nhắc, nếu pháp này được lưu thông rộng rãi, thì Tịnh nghiệp học nhân may mắn lắm! Chúng sinh vị lai may mắn lắm! Chư Phật hoan hỷ!

Nam mô A Di Đà Phật

Ngày Chư Phật hoan hỷ năm 1994
Mỹ quốc Tịnh Tông Học Hội, tứ chúng đồng luân kính khuyến.

>> Xem thêm: Khóa Tụng Sáng Tối

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét