Chủ Nhật, 26 tháng 11, 2017

Hiện Đại Tu Hành Tiết Yếu (4)


HIỆN ĐẠI TU HÀNH TIẾT YẾU
(Những điểm quan trọng trong việc tu hành ở hiện đời)

Cung kính ghi chép từ các lần diễn giảng của Thượng Tịnh Hạ Không lão pháp sư
Hương Cảng Phật Đà Giáo Dục Hiệp Hội cung kính chỉnh lý

1. Giác ngộ nhân sinh
2. Vô thượng diệu pháp
3. Hân cầu Cực Lạc
4. Vãng sinh tư lương

* Điều kiện để [vãng sinh] Tịnh Độ chính là ba tư lương, thứ nhất phải tin sâu không nghi ngờ, thứ hai phải có đại nguyện khẩn thiết, chúng ta trong một đời này chỉ có một cái nguyện vọng, chính là gặp A Di Đà Phật, sinh Tây Phương Cực Lạc thế giới. Chúng ta nhất tâm nhất ý niệm A Di Đà Phật, trừ A Di Đà Phật ra, thứ khác đều tạm thời đặt ở bên cạnh, không quan tâm đến nó, như vậy mới được.

* Triệt Ngộ Đại Sư nói: "Thật vì sinh tử, phát Bồ Đề Tâm, dùng tín nguyện sâu, trì danh hiệu Phật", mười sáu chữ này chúng ta phải đem nó ghi nhớ kỹ, thật vì sinh tử, không còn làm sinh tử luân hồi, bởi vì sinh tử luân hồi khổ không nói nổi.

* Pháp môn niệm Phật là nan tín chi pháp (pháp khó tin), khó khăn nhất chính là tại tín tâm, hạnh không khó. Nếu như có thể đầy đủ tin sâu, không nghi ngờ, tu học cái pháp môn này quyết định có thể thành tựu. Có tín mới có nguyện, nguyện ý cầu vãng sinh Tây Phương Cực Lạc thế giới. Nếu không có lòng tin, cho dù trên miệng nói nguyện ý muốn vãng sinh Tây Phương, trên thực tế tín tâm không đủ, có hoài nghi, cái nguyện này liền không thật. Cho nên phải tin sâu nguyện thiết.

* Thích Ca Mâu Ni Phật ở trên Kinh Vô Lượng Thọ đối với A Di Đà Phật tán thán, Thích Ca tán thán chính là đại biểu mười phương ba đời hết thảy chư Phật Như Lai tán thán, tán thán A Di Đà Phật "Quang trung cực tôn, Phật trung chi vương" (Quang minh tôn quý nhất, là vua trong các vị Phật), tán thán đến cực điểm. Chúng ta nghe hết thảy chư Phật đối với A Di Đà Phật tán thán như vậy, tín tâm được kiến lập, nguyện tâm được kiến lập, hạnh tâm cũng được kiến lập, tin sâu nguyện thiết, vãng sinh liền có phần!

* Trong Đại Kinh (Kinh Vô Lượng Thọ) đưa ra tông chỉ niệm Phật tu hành, "phát Bồ Đề tâm, nhất hướng chuyên niệm", phát Bồ Đề tâm chính là tín nguyện, nhất hướng chuyên niệm chính là chấp trì danh hiệu, hai câu này chính là ba món tư lương Tín Nguyện Hạnh mà tiểu bổn A Di Đà Kinh nói tới, ba điều này thiếu một thứ cũng không được.

* Cái gì gọi là Bồ Đề Tâm, Ngẫu Ích Đại Sư ở trong Yếu Giải nói hay lắm: "Nhất tâm chuyên chí cầu sinh Tịnh Độ, cái tâm ấy chính là Vô Thượng Bồ Đề Tâm". Chúng ta nhất tâm nhất ý chỉ cầu Tây Phương Cực Lạc thế giới, chỉ cầu gặp A Di Đà Phật, những thứ khác hết thảy buông xuống, quyết định không còn để ở trong lòng, người này chính là [đã] có đủ viên mãn Bồ Đề Tâm.

* Ngẫu Ích Đại Sư nói rất hay: "Đắc sanh dữ phủ, toàn do tín nguyện chi hữu vô; phẩm vị cao hạ, toàn do trì danh chi thâm thiển", có thể vãng sinh hay không quyết định tại tín nguyện có hay không, phẩm vị cao hay thấp quyết định ở công phu niệm Phật sâu hay cạn, niệm Phật có thể vãng sinh hay không quyết định tại tín nguyện, cho nên tin sâu nguyện thiết, dạng người này nhất định vãng sinh.

* Pháp môn niệm Phật mặc dù dễ dàng, đơn giản, nhưng là tín nguyện nhất định phải có đủ. Chúng ta có tín tâm phi thường thanh tịnh, có nguyện vọng mãnh liệt [muốn] vãng sinh thế giới Cực Lạc, cái lực lượng tín nguyện này nhất định phải vượt qua nghiệp lực, vậy liền quyết định vãng sinh.

* Tin sâu, chúng ta cũng phi thường muốn tin sâu, [nhưng] cái lòng tin này chính là sinh không nổi, nguyên nhân ở nơi nào? Đối với hai thế giới nhận thức không đủ rõ ràng, thấu triệt. Phải làm thế nào? Đọc kinh, đọc nhiều suy nghĩ nhiều, chúng ta đối với trạng huống của hai cái thế giới này chậm rãi liền rõ ràng, minh bạch. Phàm những người tín nguyện phù phù phiếm phiếm, đều là đối với Sa Bà cùng Cực Lạc không có quan sát minh bạch.

* Câu danh hiệu A Di Đà Phật này có đủ nhiều thiện căn, nhiều phước đức, nhiều nhân duyên. Thế nhưng là câu Phật hiệu này nhất định phải có đủ tín nguyện, mới có thể trở thành nhiều thiện căn, nhiều phước đức, nhiều nhân duyên. Nếu như không có tin sâu nguyện thiết, thiện căn, phước đức, nhân duyên trong câu Phật hiệu này liền ít đi, ít đi thì lực lượng liền không đủ, không có cách nào thúc đẩy chúng ta thành tựu vãng sinh.

* Một câu A Di Đà Phật này phải niệm thế nào? Một câu A Di Đà Phật này là dựa trên thâm tín thiết nguyện của chính mình mà niệm ra, câu Phật hiệu này mới tương ưng, đây là phương pháp tu hành, chánh hạnh đích thực của Tịnh Tông. Câu Phật hiệu này treo ở trên miệng, tin không sâu, nguyện không thiết, đây chẳng qua là cùng A Di Đà Phật kết cái thiện duyên, một đời này không thể vãng sinh.

* Kim Cang Kinh Giảng Nghĩa Tiết Yếu nói: "Trì danh niệm phật, ám hợp đạo diệu, tức thị hành thâm Bát Nhã, vô dị niệm Thực Tướng, thị cố năng diệt trọng tội, năng tiêu trọng nghiệp" (Trì danh niệm Phật, thầm hợp đạo diệu, chính là hành thâm Bát Nhã, không khác niệm Thực Tướng, cho nên có thể diệt trọng tội, có thể tiêu trọng nghiệp), tội nghiệp nặng hơn nữa, câu Phật hiệu này đều có thể đem nó tiêu đến sạch sẽ, cho nên trì danh niệm Phật cái pháp môn này phi thường bất khả tư nghị.

* Trì danh niệm Phật chính là thiện căn trong thiện căn, chúng ta không có thiện căn, không sợ, niệm Phật chính là bồi dưỡng thiện căn, niệm được càng nhiều, thiện căn liền càng thâm hậu.

* Trì danh niệm Phật phải làm đến tâm như Phật, nguyện như Phật, giải như Phật, hạnh như Phật, thì "nhất niệm tương ứng nhất niệm Phật, niệm niệm tương ứng niệm niệm Phật". Niệm Phật phải chân chính niệm ra tâm chân thành, tâm thanh tịnh, tâm bình đẳng, tâm chánh giác, tâm từ bi của chúng ta, đây là tâm niệm Phật. Trì danh tuyệt đối không phải là "hữu khẩu vô tâm" (miệng niệm nhưng tâm không niệm), nhất định phải niệm niệm nguyện nguyện đều tương ứng với bốn mươi tám đại nguyện của A Di Đà Phật, bốn mươi tám đại nguyện tổng kết lại chính là niệm niệm vì cứu độ hết thảy chúng sinh, chính là trợ giúp hết thảy chúng sinh vãng sinh Tây Phương Cực Lạc thế giới, đây là tâm của Phật A Di Đà.

* Vãng sinh "phẩm vị cao hay thấp, toàn do trì danh sâu hay cạn", thế nào gọi là sâu, thế nào gọi là cạn? Tâm cùng miệng tương ưng gọi là sâu, tâm [cùng] miệng không tương ưng gọi là cạn. Trong miệng niệm A Di Đà Phật, trong tâm nghĩ sự tình khác, cái này chính là cạn, hữu khẩu vô tâm! Trong miệng niệm Phật, trong tâm tưởng Phật, tâm cùng miệng tương ưng, dạng này chính là sâu. Còn có một cái cách nói, chính là niệm cùng tín nguyện tương ưng, niệm niệm có đủ thâm tín thiết nguyện, cái niệm này liền sâu. Mặc dù niệm A Di Đà Phật, tin không sâu, nguyện cũng không thiết, cái niệm này liền cạn.

* "Chấp trì danh hiệu", cái "trì" này ý nghĩa là bảo trì, không gián đoạn. Cái "chấp" này chính là chấp trước, chấp trước một câu Phật hiệu "A Di Đà Phật", dùng một cái chấp trước này thay thế tất cả chấp trước, ta chỉ chấp trước một câu Phật hiệu này, những thứ khác hết thảy đều buông xuống. Cái pháp môn này diệu!

* Cổ nhân giảng tin sâu nguyện thiết, Tín Nguyện Hạnh, trong đó là nói rõ đã buông xuống, như vậy thì có thể vãng sinh. Nhưng đối với người hiện thời, mặc dù có tin sâu nguyện thiết, nhưng đối với thế gian này còn có dính mắc trong lòng không buông xuống được, như vậy thì chưa hẳn được vãng sinh. Cho nên nhất định phải nói nhiều thêm vài câu, chính là ngoài Tín Nguyện Hạnh ra, còn phải "buông xuống vạn duyên", có đủ hai cái điều kiện này, quyết định được [vãng] sinh.

5. Niệm Phật công phu
...

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét