Chủ Nhật, 12 tháng 11, 2017

Phát Khởi Bồ Tát Thù Thắng Chí Nhạo Kinh (trích lục 39 điều)

TỊNH TÔNG ĐỒNG HỌC TU HÀNH THỦ TẮC
(Quy tắc tu hành của đồng học Tịnh Tông)
Phần 3

PHÁT KHỞI BỒ TÁT THÙ THẮNG CHÍ NHẠO KINH

1. Dĩ chủng chủng nhu nhuyễn ngôn từ, vị thuyết pháp yếu, linh kỳ hoan hỷ.
(Dùng các lời lẽ mềm mỏng nói pháp yếu khiến họ hoan hỷ)

2. Kiến tại gia, xuất gia Bồ Tát thừa nhân, thường sanh tín kính, khởi giáo sư tưởng.
(Thấy người thuộc Bồ Tát thừa dù là tại gia, hay là xuất gia, thường sanh lòng tin kính, tưởng như thầy dạy)

3. Bất cầu tha quá thất
(Chớ tìm cầu lỗi người)

4. Bất cử nhân tội
(Đừng cử tội người)

5. Ly thô ngữ, xan lận
(Lìa lời thô, keo bẩn)

6. Đương xả ư giải đãi
(Hãy bỏ rời giải đãi)

7. Viễn ly chư hội náo
(Xa lìa các ồn náo)

8. Tịch tĩnh, thường tri túc
(Tịch tĩnh, thường biết đủ)

9. Bất trước danh văn, lợi dưỡng, quả báo.
(Chẳng chấp vào danh tiếng, lợi dưỡng, quả báo)

10. Thường vị chúng sanh, quảng tuyên chánh pháp.
(Thường vì chúng sanh rộng nói chánh pháp)

11. Trụ thanh tịnh hạnh, sanh giác ngộ tâm.
(Trụ hạnh thanh tịnh, sanh tâm giác ngộ)

12. Dĩ thiểu công dụng, thiện năng lợi ích vô lượng chúng sanh.
(Dùng ít công sức mà khéo có thể lợi ích vô lượng chúng sanh)

13. Phát khởi tinh tấn, phổ hộ chánh pháp.
(Phát khởi tinh tấn, hộ trì hết thảy chánh pháp)

14. Nhất thiết hạnh trung, tùy thuận nhi trụ.
(Tùy thuận trụ trong hết thảy các hạnh)

15. Hộ trì chánh pháp, bất tích thân mạng.
(Hộ trì chánh pháp, chẳng tiếc thân mạng)

16. Thường cần tinh tấn, bất cầu lợi dưỡng.
(Thường siêng tinh tấn, chẳng cầu lợi dưỡng)

17. Ư tứ chúng trung, tuyên thuyết chánh pháp.
(Ở trong tứ chúng, tuyên nói chánh pháp)

18. Thiện nhập nhất thiết chúng sanh tâm hạnh.
(Khéo vào trong tâm hạnh của hết thảy chúng sanh)

19. Tâm ý điều nhu, thường hoài từ mẫn.
(Tâm ý nhu hòa, thường ôm lòng từ mẫn)

20. Ư nhất thiết pháp, phát sanh thắng nhẫn, vô chấp trước tâm.
(Đối với hết thảy pháp, phát sanh tâm nhẫn thù thắng, không tâm chấp trước)

21. Bất tham lợi dưỡng, cung kính, tôn trọng, tịnh ý lạc tâm.
(Chẳng tham lợi dưỡng, cung kính, tôn trọng, tâm giữ ý lạc thanh tịnh)

22. Cầu Phật chủng trí, ư nhất thiết thời, vô vong thất tâm.
(Cầu Phật chủng trí, trong hết thảy thời, tâm chẳng quên mất)

23. Ư chư chúng sanh, tôn trọng, cung kính, vô hạ liệt tâm.
(Đối với các chúng sanh tôn trọng, cung kính, không tâm hèn kém)

24. Bất trước thế luận, ư Bồ Đề phần, sanh quyết định tâm.
(Chẳng dính mắc thế luận, sanh tâm quyết định nơi Bồ Đề phần)

25. Chủng chư thiện căn, vô hữu tạp nhiễm, thanh tịnh chi tâm.
(Trồng các căn lành, tâm thanh tịnh chẳng có tạp nhiễm)

26. Thanh tịnh thù thắng nghiệp, ái nhạo thường tu tập.
(Nghiệp thanh tịnh thù thắng, yêu thích thường tu tập)

27. Đương xả hạ liệt nghiệp, ưng cầu thắng thượng pháp.
(Nên bỏ nghiệp hèn kém, nên cầu pháp thắng thượng)

28. Độc tụng, tu hành, vị nhân diễn thuyết.
(Đọc tụng, tu hành, vì người khác diễn nói)

29. Ư nhất cần tu thiền định Bồ Tát, diệc đương thân cận, cúng dường, thừa sự.
(Với một Bồ Tát tu thiền định, cũng phải nên thân cận, cúng dường, thừa sự)

30. Ư trí huệ trung, đương cần tu tập.
(Hãy nên siêng tu tập nơi trí huệ)

31. Hý luận, tránh luận xứ, đa khởi chư phiền não, trí giả ưng viễn ly.
(Chỗ hý luận, tranh luận, khởi nhiều các phiền não, người trí nên xa lìa)

32. Vị cầu vô thượng đạo, văn pháp vô yểm túc.
(Để cầu đạo vô thượng, nghe pháp không chán đủ)

33. Thường xả nhất thiết, phi pháp chi hý luận.
(Thường bỏ hết thảy, những hý luận phi pháp)

34. Bất ưng kiến nhân quá, tự vị tối tôn thắng.
(Chẳng nên thấy lỗi người, tự bảo tôn thắng nhất)

35. Kiêu tứ, phóng dật bổn. Mạc khinh hạ liệt nhân.
(Kiêu tứ: gốc phóng dật. Chớ khinh kẻ kém hèn)

36. Giác ngộ sanh tàm quý, an trụ tinh tấn lực.

(Giác ngộ sanh hổ thẹn, an trụ sức tinh tấn)

37. Ư chư chúng sanh, khởi ư đại từ, vô tổn hại tâm.
(Đối với các chúng sanh, khởi tâm đại từ, không tổn hại)

38. Sở hành tội nghiệp tàm quý phát lộ.
(Tội nghiệp trót làm hổ thẹn bày tỏ)

39. Cần tu nhẫn nhục hạnh, đương trụ ư nhẫn nhục.
(Siêng tu hạnh nhẫn nhục, nên trụ trong nhẫn nhục)

(Ghi chú: Nguyên bản có 45 câu, nhưng vì một số câu không có trong kinh hoặc bị trùng lặp nên ở đây lược bớt)

>> Xem tiếp phần 4: Tịnh Nghiệp Học Nhân Tu Hành Ngũ Đại Khoa Mục
<< Xem phần trước: Đại Thừa Vô Lượng Thọ Kinh (trích lục 62 điều)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét